Quản lý chi tiêu thật chặt chẽ
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên nhưng không ít gia đình ở thành phố, thu nhập của cả hai vợ chồng chỉ rơi vào khoảng 5 – 6 triệu đồng/tháng, họ vẫn sống đủ. Ngược lại, có những người hai vợ chồng mỗi người thu nhập 10 – 15 triệu đồng/tháng vẫn kêu thiếu. Vấn đề ở đây nằm ở chỗ bạn có biết quản lý chi tiêu hay không.
Điểm mấu chốt để ví tiền của bạn luôn đầy ắp chính là biết cách quản lý chi tiêu
“Hàng tháng, khi nhận lương, mình đều dành thời gian ngồi liệt kê hết các chi phí, những thứ mình CẦN mua trong cả tháng thay vì ngồi tưởng tượng ra những thứ mình MUỐN mua như trước đây. Sau đó, chia nhỏ khoản tiền lương của mình vào những phong bì cụ thể như tiền thuê nhà, tiền ăn, tiền đi lại,... và chỉ dùng trong những khoản tiền đó. Khi tiền bị thâm hụt, mình sẽ biết được ngay là do khoản nào.” – Chị Đào Hương Lan (0979 568 xxx) vui vẻ bật mí kinh nghiệm quản lý tiền bạc của mình.
Từ bỏ những thói quen không tốt
Một số thói quen không tốt và khá tốn kém có thể kể đến như hút thuốc, uống rượu, bia, mua sắm quá đà,...
Từ bỏ những thói quen không tốt là một trong những cách giúp bạn có thể giữ tiền
Để bỏ được những thói quen này là chuyện không hề dễ dàng và không thể làm được ngay trong 1 – 2 ngày. Nhưng việc hút thuốc, uống nhiều rượu bia còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và lại khá tốn kém nên bạn cần học cách từ bỏ dần những thói quen này để vừa đảm bảo sứa khỏe, vừa tiết kiệm tiền bạc.
Thiết lập thói quen tiêu dùng thông minh
Trước khi quyết định mua một món hàng, thay vì “mua lấy được”, bạn hãy tự đặt câu hỏi “Mình có thật sự cần nó không?”, “Còn cách nào tiết kiệm hơn không?”,... Hoặc thay vì thích cái gì là mua, hãy tích cực săn hàng khuyến mại và tích trữ đồ dùng cá nhân trong những đợt giảm giá.
“Mình bắt đầu cảm thấy khó chịu với chiếc xe máy chạy xăng tốn kém và tính đến việc chuyển sang dùng xe điện. Tuy nhiên, tại thời điểm mình định mua xe, khi đến cửa hàng mình được nhân viên của hãng xe đạp điện tư vấn nên đợi khoảng hơn 1 tuần nữa để hưởng ưu đãi rất lớn của hãng. Mình đồng ý và hẹn ngày quay lại. Thật bất ngờ là thời điểm mình mua chiếc xe này, hãng xe đang triển khai chương trình ưu đãi lên tới 1 triệu đồng, giảm trực tiếp vào giá xe. Vậy là mình vừa có thể tiết kiệm 1 triệu khi mua xe, vừa tiết kiệm chi phí đi lại về lâu về dài.” – Chị Nguyễn Phương Trinh (nhân viên văn phòng tại Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ ví dụ về một lần chi tiêu đúng đắn của mình.
Xe đạp điện đang ngày càng được nhiều người dùng lựa chọn như là một giải pháp giảm chi phí di chuyển
Ngoài ra, hãy thiết lập thói quen tiêu dùng thông minh ngay từ những hoạt động đơn giản thường ngày. Ví dụ, thay vì thường xuyên ăn tiệm, hãy mang đồ ăn trưa đi làm. Thay vì tụ tập đám bạn đi ăn quán, tại sao bạn không thử mua vài món ăn đơn giản về nhà chế biến, vừa nấu vừa tám chuyện trên trời dưới đất...
Không ngừng tiết kiệm
Một tâm lý thường gặp ở không ít người, nhất là các bạn trẻ, là phóng tay chi tiêu theo phong trào, mặc dù có khi khoản chi tiêu đó vượt khỏi khả năng thu nhập của mình.
Chi tiêu không có kế hoạch là một trong những lí do khiến bạn không thể tiết kiệm được
“Nếu cứ vung tay quá trán, quá trình đong đầy ví tiền của bạn sẽ càng trở nên gian khó hơn. Lời khuyên của mình là, hãy chi tiêu như một người nghèo, không ngừng tiết kiệm và bạn sẽ tiến gần hơn đến mục tiêu giàu.” – Anh Dương Quang Anh (trưởng nhóm SEO một công ty đa quốc gia tại Hà Nội).
Hãy nhớ rằng, tiết kiệm không có ý nghĩa là keo kiệt mà là có ý thức cân nhắc tính hợp lý của mọi chi tiêu.
Đầu tư dài hơi
Các tỉ phú, lãnh đạo của các tập đoàn lớn thường là những người có tầm nhìn xa, không chỉ muốn tạo ra của cải cho bản thân mà còn lãnh trách nhiệm về sự thăng trầm của tiền bạc đối với nhiều người khác. Do đó, họ đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh tiềm năng để tạo nên sự tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong tương lai. Hãy học tập họ! Và hơn thế, nếu là người biết cách thu vén, đầu tư thì từ một số tiền nhỏ, bạn sẽ gây dựng được một cơ ngơi đồ sộ về lâu dài.
Một số bí kíp trên không chỉ giúp bạn tiết kiệm tài chính cho những việc quan trọng mà còn giúp bạn sống một cách có kế hoạch và trách nhiệm hơn. Vì thế, cần thực hiện một cách liên tục và hàng ngày như một thói quen tốt.