Gửi
GỌI NGAY
TÌM CỬA HÀNG

Cách mua sắm tiết kiệm ngày cận Tết

Ngày đăng: 19/01/2015 | Lượt đọc: 1157

Bằng mọi cách người tiêu dùng vẫn có thể tiết kiệm chi tiêu một cách tối đa nhất để đón một cái Tết trọn vẹn, đủ đầy.

Tết Nguyên đán Ất Mùi đang cận kề, mặc dù tình hình kinh tế chưa thoát khó khăn khiến không ít gia đình phải thực hiện giải pháp tiết giảm chi phí, thắt chặt chi tiêu nhưng thói quen sắm sửa đón Tết từ lâu của người Việt vẫn khiến lượng hàng hóa tiêu thụ dịp Tết cho xu hướng khởi sắc vào những ngày cuối năm.

Những lời khuyên dưới đây có thể sẽ giúp bạn sắm sửa đầy đủ dịp Tết nhưng vẫn tiết kiệm.

1. Lên kế hoạch thật cụ thể, chi tiết

Lên kế hoạch tài chính trong dịp Tết là việc làm rất quan trọng. Vì càng gần đến Tết, bạn càng cảm thấy có quá nhiều thứ cần phải mua. Để tránh việc chi tiêu quá đà, chị em cần xác định được trước các khoản như: quà cáp, tiền mừng tuổi nội ngoại, họ hàng, bạn bè, tiền mua sắm đồ đạc, thực phẩm,... Sau khi danh sách đã hoàn thành, bạn sẽ dự tính được mình sẽ cần chi bao nhiêu tiền cho mỗi khoản và nếu có thể hãy gạt bỏ những khoản chi không hợp lý.

Lên list những món hàng cần mua cho Tết càng sớm càng tốt, là một trong những cách chi tiêu hiệu quả và tiết kiệm

2. Tranh thủ ưu đãi cuối năm, săn hàng giá rẻ

Những mặt hàng thường “ngốn” nhiều tiền nhất trong dịp sắm Tết của các gia đình thường là đồ gia dụng thiết yếu như điều hòa, quạt sưởi, lò vi sóng, lò nướng,... Bên cạnh đó, phương tiện đi lại để diện Tết cũng là một trong những “gạch đầu dòng” trong list mua sắm Tết của nhiều gia đình.

Tuy nhiên, những món đồ kể trên lại thường có giá trị lớn. Vì vậy, ngoài việc cân nhắc kĩ lưỡng về thương hiệu, giá trị sử dụng có “đáng đồng tiền bát gạo” hay không, nhiều người dùng cũng tranh thủ “săn” các chương trình khuyến mại của siêu thị, cửa hàng điện máy hay showroom xe.

Ngay cả những hãng xe rất hiếm khi giảm giá, khuyến mại, cũng đã “vào cuộc” với ưu đãi lớn chưa từng có nhân dịp mừng Tết đến, xuân về

Trước các “chiêu” giảm giá của nhiều nhà sản xuất, người dùng cũng cần tỉnh táo kiểm tra giá cả ở nhiều nơi trước khi quyết định mua hàng để không bị mua “hớ” hay rơi vào “bẫy” của nhiều nhà sản xuất.

3. Kiên nhẫn chờ đợi

Cuối năm giáp Tết được xem là mùa mua sắm lớn nhất. Các siêu thị, đại lý, cửa hàng thường tung ra nhiều chương trình khuyến mại, đại hạ giá, giảm giá,... hấp dẫn để thu hút khách hàng. Hãy thử tưởng tượng, nếu bạn cảm thấy hứng thú với một chương trình ưu đãi của một cửa hàng nào đó thì đồng nghĩa rằng, cũng có rất nhiều người khác cũng cảm thấy tương tự. Đó là lí do bạn thường thấy cảnh tượng đổ xô hay chen chân mua hàng dịp cuối năm.

Bí quyết để “săn” được những món hàng cao cấp với giá ưu đãi chính là chờ đợi. Anh Đặng Thanh Tùng (Từ Liêm, Hà Nội) đã tiết kiệm được tới 1 triệu đồng nhờ việc kiên nhẫn chờ đợi đến lượt mình mua chiếc xe điện chạy pin iPhone của hãng PEGA.

Để được hưởng ưu đãi 1 triệu đồng tiền mặt khi mua xe đạp điện, nhiều người dùng đã phải kiên nhẫn chờ đợi đến lượt

4. Tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè trước khi sắm Tết

Trước khi đi sắm Tết, người dùng nên tham khảo ý kiến của người thân hoặc bạn bè về giá cả, chất lượng và nơi mua. Điều đó sẽ giúp bạn có cách nhìn tổng quan, sáng suốt khi đi mua hàng, tránh trường hợp mua phải hàng đắt, hàng kém chất lượng.

Chị Lê Bích Phương (ở Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội) đã liên hệ với người thân, bạn bè từ hơn một tuần nay để có được những lựa chọn sáng suốt khi mua sắm cho dịp Tết Ất Mùi này. Mỗi người một gợi ý, vậy là chị Phượng đã có được những lựa chọn tốt nhất và tiết kiệm nhất cho dịp Tết này.

Tham khảo ý kiến của người thân, người quen hoặc đi mua sắm cùng họ có thể giúp bạn vừa có thể mua được đồ ưng ý vừa tiết kiệm được số tiền đáng kể