Đi dọc các con phố ở Hà Nội như: Xã Đàn, Phố Huế, Nguyễn Lương Bằng…, ở TPHCM như Võ Thị Sáu… sẽ thấy sự sôi động của mặt hàng xe đạp điện trước thời điểm vào mùa, nhiều cái tên mới lạ xuất hiện, nhiều cửa hàng “thập cẩm” mọc lên, và chuẩn bị cho đợt mua sắm ồ ạt của học sinh khi vào mùa cuối tháng 6 đến giữa tháng 9.
Cuối tháng 6 trở đi cho đến khoảng giữa tháng 9, là thời điểm ‘hái ra tiền’ của các chủ kinh doanh xe đạp điện.
Chủ một showroom xe đạp điện trên phố Xã Đàn (Hà Nội) cho biết “Kinh doanh mặt hàng này vào tháng 7-9 như mùa Tết, nhiều khi cung không đủ cầu. Một mùa này bằng bán cả năm”.
Nếu khoảng tháng 6 – 7/2013 chứng kiến trên thị trường sự nở rộ rộn ràng của hàng trăm cửa hàng xe đạp điện, thì đến tháng 12 cho tới khoảng tháng 3 năm 2014, lại chứng kiến cảnh treo biển thanh lý, khuyến mại, giảm giá siêu sốc, và rồi “lặn mất tăm” thậm chí ngay trước thời điểm vào mùa không để lại dấu vết của vô số điểm bán xe đạp điện. Người gặt hái vẫn cứ gặt nhiều, người thua lỗ đóng cửa cứ đóng, và người mở mới vẫn cứ tiếp tục xuất hiện…
Một chủ cửa hàng rất nhỏ trên phố Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội) chia sẻ vào thời điểm tháng 7/2013 rằng mỗi ngày bán có khi đến 10 xe. Với một cửa hàng nhỏ thì đây là đúng là… hái ra tiền. Vậy nhưng, đến đầu năm nay được thay bằng một điểm bán quần áo thời trang.
Có thể khẳng định cửa hàng này đã kiếm được một khoản tiền không nhỏ, rồi sau đó rút khỏi thị trường. Người thiệt nhất vẫn là người tiêu dùng, khi không biết phải bảo hành khi xe hỏng hóc thế nào vì cửa hàng đã đóng cửa.
Cảnh treo biển thanh lý, khuyến mại, giảm giá siêu sốc, và rồi “lặn mất tăm” thậm chí ngay trước thời điểm vào mùa không để lại dấu vết của vô số điểm bán xe đạp điện.
Xe đạp điện xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng năm 2009 với những cái tên của một số thương hiệu lớn, nhưng không được ghi nhận là hàng chính hãng. Cái tên bài bản và có thương hiệu đầu tiên được ghi nhận là PEGA.
Với sự đầu tư kỹ càng và nắm bắt thời điểm tốt, hãng này đã khuấy đảo thị trường xe đạp điện kể từ khi ra mắt. PEGA đi ngược lại với làn sóng chộp giật, chỉ hơn một năm hãng này mở rộng tới gần 100 showroom đồng bộ.
Bà Lê Lan Hương, Giám đốc PEGA cho biết “Thị trường xe đạp điện còn khá mới mẻ nên sẽ bị ảnh hưởng khá lớn yếu tố theo mùa, nhưng định hướng phát triển bền vững cộng với yếu tố xu thế chung của toàn thế giới quan tâm đặc biệt tới môi trường trong vấn đề di chuyển, thì dần dần khoảng cách của “mùa xe đạp điện” sẽ rút ngắn lại và xóa bỏ, khi đó xe đạp điện, xe máy điện v.v... sẽ không chỉ có học sinh sử dụng, và thị trường sẽ lọc và đào thải để chỉ còn những thương hiệu thực sự uy tín”.
Cuối tháng 6 đến hết tháng 9 là thời điểm cao điểm “mùa gặt” của các cửa hàng xe đạp điện. Người tiêu dùng cần lưu ý để tránh gặp phải rắc rối sau khi mua xe đạp điện.
Hãy thận trọng khi mua xe đạp điện, không nên mua hàng tại những cửa hàng nhỏ lẻ, hàng nhái, bày bán tạp nham vì rất có thể sau vài tháng sẽ không thấy cửa hàng đó đâu để bảo hành.
Cần cảnh giác cao độ hơn với hàng giảm giá siêu sốc, hàng thanh lý, trừ khi chấp nhận không được bảo hành. Tìm mua xe ở những cửa hàng chính hãng, có hệ thống lớn, và bảo hành dài hạn.