Liệu có thể giảm giá sản phẩm?
Nhìn lại dòng xe máy “huyền thoại” của Honda tại thị trường Việt Nam là Wave. Vào tháng 7 năm 2006, Honda tung ra thị trường phiên bản Wave 1 với mức giá bán lẻ đề xuất là 11,9 triệu đồng. Và 2 năm sau đó thì Wave Alpha nhanh chóng tăng thêm 1,5 triệu đồng. Cho đến chiếc Wave Alpha 2010 thì lên mức 14,19 triệu đồng, rồi tiếp tục là 15,75 triệu đồng trong năm 2012. Tới năm 2015, giá của dòng xe này từ mức 16,99 triệu đồng. Phiên bản gần nhất ra mắt đầu năm 2017 có giá 17,79 triệu đồng.
PEGA đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho việc nội địa hoá để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm
Như vậy, việc giảm giá dòng xe phổ thông này chưa từng xảy ra trong nhiều năm. Honda Wave có thể coi là một mẫu xe không cần quảng cáo vẫn có thể bán được, do đã “ăn sâu” vào trong tâm trí người Việt, đặc biệt là những người có mức thu nhập phổ thông. Sau gần 15 năm có mặt tại Việt Nam, dòng Wave Alpha đã bán được hơn 4,3 triệu xe, với riêng năm 2016 thì đạt 368.466 chiếc. Thậm chí, nhiều chuyên gia và báo chí vẫn đánh giá Wave Alpha 110 là “vua xe số giá rẻ” với nâng cấp lớn nhất ở động cơ tăng sức mạnh từ 100cc lên 110cc.
Thực tế, một dòng xe rất thành công về doanh số và hình ảnh đáng tín cậy trong mắt người tiêu dùng cũng chưa từng có việc giảm giá, mà còn tăng giá 5,89 triệu đồng. Việc tăng giá bán như vậy dĩ nhiên không chỉ phụ thuộc vào riêng Honda, mà còn do ảnh hưởng từ phía thị trường. Song điều đó lại khẳng định được rằng giá bán rẻ không phải điều mà các thương hiệu hàng đầu nên theo đuổi.
Yếu tố làm nên thương hiệu Honda có lẽ là “chất lượng Nhật Bản”, vừa đáng tin cậy mà không kém phần tiết kiệm trong quá trình sử dụng. Song xe điện của PEGA dường như không hề thua kém về các yếu tố này. Với khả năng tối ưu hiệu năng tốt, các xe PEGA chỉ tốn khoảng 1.113 đồng tiền điện để đi được 100km, song xe máy thông thường phải mất khoảng 40.000 nghìn đồng cho cùng quãng đường này.
Ở mức giá chỉ từ 10 triệu đồng trở lên, xe PEGA vẫn được thiết kế với khả năng chống nước lên tới 30cm, hệ thống khung vỏ bền bỉ đạt tiêu chuẩn Châu Âu, hay thậm chí là khóa điện tử thông minh đề nghị mất trộm....
Nếu không lựa chọn Sơn Tùng M-TP làm đại diện hình ảnh, liệu giá xe điện PEGA có rẻ hơn?
Quảng cáo: cuộc cạnh tranh không hồi kết
Với nhiều người, Apple được coi là thương hiệu không cần chi tiền quảng cáo, song kỳ thực thì hãng này còn chi ra nhiều hơn đối thủ Samsung. Sự khác biệt nằm ở chỗ Apple giữ phần lớn ngân sách để giao dịch trực tiếp với các đối tác xuất bản nội dung, trong khi Samsung sử dụng mạng cũng như các thiết bị để bàn của bên thứ ba để đăng quảng cáo hiển thị.
Tại Mỹ, công ty thống kê dữ liệu quảng cáo Pathmatics đã chỉ ra rằng Apple sử dụng tới 97 triệu USD cho quảng cáo trên các thiết bị di động và trên các màn hình trong năm 2017. Còn Samsung chỉ ở mức 80,4 triệu USD mặc dù hãng điện tử Hàn Quốc này kinh doanh nhiều mặt hàng khác như tivi, tủ lạnh, máy giặt, thiết bị lưu trữ…
Một trong những thương hiệu Việt chi mạnh nhất cho quảng cáo là Vinamilk với số tiền lên tới 25 tỷ đồng mỗi ngày, tăng gấp đôi so với 2 năm gần đây, nhằm có thể cạnh tranh quyết liệt với các đối thủ nước ngoài.
Theo ông Đỗ Kim Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Quảng cáo Việt Nam, thì các doanh nghiệp lớn buộc phải tăng quảng cáo để có cơ hội chiếm thị phần. Đặc biệt, các doanh nghiệp nước ngoài luôn được cung cấp vốn từ tập đoàn mẹ, không bị ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng Việt Nam, nên họ thường sử dụng các chiến lược dài hơi hy sinh lãi ban đầu để có được thị phần đủ lớn.
Các doanh nghiệp lớn buộc phải tăng quảng cáo để có cơ hội chiếm thị phần
Thị trường xe điện lại có những đặc thù riêng bởi bị ảnh hưởng quá nhiều từ sản phẩm có nguồn gốc không thực sự rõ ràng từ Trung Quốc. Còn các hãng xe điện thực sự đầu tư vào việc thiết kế, nghiên cứu và nội địa hóa tại Việt Nam gần như chỉ có PEGA (HKbike). Mặc dù số tiền đầu tư cho quảng cáo của PEGA lên tới gần 10 tỷ trong đợt ra mắt sản phẩm mới, song việc nội địa hóa với chi phí lên tới cả trăm tỷ đồng mới là thứ tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu xe điện Việt này.
Theo quan điểm của ông Lê Hoàng Long, giám đốc hãng xe điện PEGA, thì việc quảng cáo là hoạt động đầu tư chứ không thể coi như chi phí mở rộng, và mấu chốt nằm ở quan niệm về dòng chảy chuỗi giá trị. Với bất cứ doanh nghiệp nào, việc quảng cáo có thể giúp đảm bảo cho doanh số tối ưu cho quy trình sản xuất, và qua đó giá thành cũng được trở nên hợp lý. Ngược lại, việc bán không đủ số lượng khiến khâu sản xuất không được tối ưu sẽ khó có thể ổn định giá thành, hay thậm chí ảnh hưởng đến sự sống còn của thương hiệu.
PEGA hướng đến vận hành theo chuỗi giá trị xuyên suốt: nghiên cứu - thiết kế - sản xuất - phân phối - quảng cáo - dịch vụ khách hàng. Như vậy, quảng cáo có tầm quan trọng không hề thua kém so với các khâu khác như sản xuất hay nghiên cứu, thậm chí khi tắc nghẽn ở quảng cáo thì ảnh hưởng không nhỏ tới các yếu tố khác. Việc hãng xe điện này tự chủ động ở mọi khâu cũng giúp họ hạn chế tối thiểu rủi ro từ các yếu tố bên ngoài, qua đó tăng tính đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững hơn so với việc nhập xe từ Trung Quốc.
Có thể hiểu rằng, việc PEGA quảng cáo mạnh mẽ với các chương trình ra mắt quy mô lớn nhằm cung cấp nhiều hơn nữa thông tin về sản phẩm tới người tiêu dùng, qua đó giúp mọi người có thể cân nhắc một cách chính xác trước khi mua sắm. Những ca sĩ nổi tiếng như Sơn Tùng M-TP tham gia hợp tác với PEGA chắc chắn cũng đã phải “chọn mặt gửi vàng”, chứ không dại gì làm hình ảnh đại diện cho một hãng yếu kém, thiếu uy tín.