Gửi
GỌI NGAY
TÌM CỬA HÀNG

Đi xe điện thế nào cho đúng trong mùa mưa phùn

Ngày đăng: 20/03/2015 | Lượt đọc: 2763

Làm thế nào để đi xe điện cho đúng và bảo dưỡng tốt nhất trong thời tiết mưa phùn như hiện tại?

Hiện nay thời tiết khu vực Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung đang trong thời tiết mưa phùn khá là khó chịu. Việc lưu thông với xe đạp điện trong thời tiết mưa phùn là khó khăn do đa phần đối tượng sử dụng vẫn là học sinh, phụ nữ và người cao tuổi. Với những bạn học sinh thường xuyên phải đi xe đạp điện đi học và ra ngoài thì cần phải lưu ý một số điều để xe có thể hoạt động được tốt và không gặp sự cố gì. Do đó những yếu tố dưới dây sẽ là những yếu tố quan trọng giúp cho bạn lưu thông trên đường dễ dàng và an toàn trong thời tiết nồm ẩm hiện nay.

Kiểm tra xe trước khi khởi động

Nếu xe đạp điện của bạn là loại chậy ắc quy thì cần phải kiểm tra kỹ càng đường điện vì nhiều dòng xe hiện nay không chịu được nước. Thời tiết mưa phùn và ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho nước xâm nhập vào xe và khiến cho xe bị chập cháy. Nếu loại xe không chịu được nước thì tốt nhất là không nên di chuyển trong thời tiết này. Nói chung xe chạy bằng ắc quy rất dễ gặp vấn đề hỏng học khi thời tiết có độ ẩm 100% như hiện nay.

Với các hãng xe lớn như PEGA khả năng chịu nước của xe là rất tốt do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi di chuyển. Đây cũng là loại xe có thể đi được thoải mái dưới thời tiết mưa gió mà không phải lo nghĩ gì. Mặc dù vậy bạn vẫn phải kiểm tra mức độ pin được sạc đã đầy hay chưa. Xe điện của PEGA có thể di chuyển tới 80km-90km cho mỗi lần sạc nhưng hãy luôn kiểm tra dung lượng còn lại nếu bạn không muốn bị hết pin giữa đường.

Tiếp theo bạn phải đánh giá mức độ an toàn của phanh xe và độ hao mòn của lốp. Khi di chuyển dưới trời mưa phanh rất nhanh mòn. Lốp nếu không còn đủ độ bám sẽ rất dễ bị trơn trượt khi phanh xe. Mặc đường ướt cũng là nguyên nhân khiến cho xe dễ bị trượt hơn. Nếu lốp xe của bạn đã mòn thì nên đi thay mới. Nói chung lốp xe đạp điện thay khá đơn giản chỉ tương tự như thay lốp xe đạp mà thôi. Chi phí cũng không đắt đỏ nên bạn đừng tiếc tiền trong những trường hợp này.

Luôn mang theo áo mưa

Thời tiết mưa phùn nhìn thoáng qua thì không có gì đáng ngại nhưng khi di chuyển khôgn có áo mưa bạn sẽ nhanh chóng bị ướt. Áo mưa sẽ cản trở tầm nhìn cũng như khả năng hoạt động và phản xạ khi đi trên đường nên bạn chỉ nên chọn loại áo mềm, mỏng và phù hợp với bản thân. Một chiếc áo lòe xòe sẽ khiến bạn khó lái xe và có nguye cơ tai nạn do áo sé vướng víu vào phương tiện khác hoặc vật cản trên đường.

Các dòng xe đạp điện có tiện ích là luôn có cốp hoặc giỏ xe giúp bạn có thể để áo mưa vào đó vừa nhanh chóng lại tiện lợi. Nếu đi trong đêm bạn có thể chọn áo mưa có phần trong suốt phía trước giúp đèn xe có thể chiếu sáng về phía trước. Bạn hãy nhớ nếu đi đường xa thì chọn áo mưa rộng vừa phải để vừa không bị ướt lại vừa thoải mái khi đi xe.

Đi chậm hơn

Xe đạp điện có tốc độ đi chuyển khá cao. Theo luật an toàn giao thông thì tại Việt Nam xe đạp điện chỉ được di chuyển tới tốc độ không quá 25km/h. Tuy vậy hiện có rất nhiều dòng xe đạp điện có thể di chuyển cao hơn vận tốc này. Đi xe với vận tốc lớn vào thời tiết mưa phùn cũng rât nguy hiểm. Bạn nên đi chậm lại so với tốc độ thông thường để đảm bảo an toàn. Các chuyên gia cũng khuyên bạn nếu gặp chướng ngại vật nên phanh sớm, tránh phanh gấp trong thời tiết mưa phùn vì đường trơn rất dễ bị trượt bánh và ngã trên đường.

Nhiều dòng xe đạp điện trên thị trường vẫn sử dụng phanh cơ truyền thống như trên xe đạp thông thường. Trong khi đó một số dòng xe như xe điện của PEGA lại sử dụng phanh cơ như của xe máy nên sẽ an toàn hơn rất nhiều. Nếu có điều kiện bạn hãy sử dụng những dòng xe như vậy để đảm bảo an toàn hơn.

Khi dừng xe

Di chuyển xe đạp điện trên đường an toàn là một điều tốt nhưng khi dừng xe bạn cũng cần có những lưu ý như co chân nên giúp tránh nước và bùn bắn ở xung quanh. Tránh dừng xe đột ngột làm đổ xe vì có thể bạn không chống chân kịp. Ngoài ra khi đi mưa về nên rửa qua và lau xe để tránh han gỉ. Nên lau khô và sạch sẽ pin và các bộ phân liên quan tới điện. Cất xe gọn gàng vào chỗ khô ráo và sạc pin khi xe hết điện.