Xăng tăng giá kỷ lục lên 24.580 đồng mỗi lít, chị Huệ sống ở Lạc Trung, Hà Nội, "héo" cả ruột. Đi làm cách nhà hơn chục cây số, lại đưa đón con đến lớp mỗi ngày nên hằng tháng, chị tốn khoảng gần 600.000 đồng tiền xăng. Giờ mỗi lít xăng đắt thêm hơn 1.000 đồng, chị nhẩm tính khoản ngân sách dành cho nhiên liệu mỗi tháng sẽ phải thêm chừng 50.000 đồng. Số tiền không quá lớn nhưng sau nhiều lần chạy theo giá xăng, chị Huệ thấy mệt mỏi.
"Nhớ hồi tôi còn là sinh viên, mua xăng 5.000 đồng một lít, lúc lên 11.900 đồng đã sốc lắm, nghĩ chắc hết cỡ rồi, nào ngờ giờ hơn 24.000 đồng, không biết còn chạy theo giá xăng đến lúc nào", chị Huệ nói."Nhớ hồi tôi còn là sinh viên, mua xăng 5.000 đồng một lít, lúc lên 11.900 đồng đã sốc lắm, nghĩ chắc hết cỡ rồi, nào ngờ giờ hơn 24.000 đồng, không biết còn chạy theo giá xăng đến lúc nào", chị Huệ nói.
Than thở với hàng xóm, chị thấy cô bạn khá dửng dưng với việc xăng tăng giá. Hóa ra, bạn chị Huệ sử dụng xe đạp điện nên lâu nay không bị phụ thuộc vào giá nhiên liệu này. Mỗi lần sạc pin, cô bạn chỉ tốn 3-5 kWh điện, tính ra khoảng 10.000 đồng và có thể đi được 60-80 km. Trong khi đó, để đi được quãng đường như vậy, chị Huệ cần 2 lít xăng gần 50.000 đồng. Giá điện tăng theo lộ trình, mỗi lần lên không quá 5% nên ổn định hơn xăng.
"Tính ra mỗi tháng tiết kiệm được vài trăm nghìn đồng, mà xe đạp điện đi vẫn 25-30 km mỗi giờ, bằng vận tốc tôi chạy xe máy. Tôi đang tính mua một chiếc để sử dụng", chị Huệ lên kế hoạch."Tính ra mỗi tháng tiết kiệm được vài trăm nghìn đồng, mà xe đạp điện đi vẫn 25-30 km mỗi giờ, bằng vận tốc tôi chạy xe máy. Tôi đang tính mua một chiếc để sử dụng", chị Huệ lên kế hoạch.
Bịt khẩu trang, mặc áo chống nắng kín mít, bà Vũ Thị Hà lái chiếc xe đạp điện vào nhà ở cuối ngõ nhỏ trên phố Tôn Thất Tùng, Hà Nội. Bà kể, vừa đi mua ít chè thuốc chuẩn bị cho buổi sinh hoạt Đảng ở khu dân phố. “Có chiếc xe ‘động cơ’ này đi lại dễ hơn”, vừa nói, bà vừa với tay lấy khăn xô lau mồ hôi trộm cho cháu nội một tuổi đang say giấc.
Bà Hà là giáo viên dạy môn vật lý ở một trường cấp 3 của tỉnh Hưng Yên. 5 tháng nay nghỉ hưu, bà lên Hà Nội sống cùng con cháu. Ngoài việc trông cháu gái một tuổi, bà còn giúp các con đưa đón bé lớn đi học mẫu giáo. Biết bà Hà gần 30 năm tuổi Đảng, tổ dân phố mời sinh hoạt cho vui. Thấy mẹ hay phải đi lại, nếu cứ lóc cóc mãi chiếc xe đạp thì vừa mất sức, vừa tốn thời gian, con trai bà định sắm cho mẹ chiếc xe ga kiểu dáng nhỏ nhắn. Thế nhưng bà Hà chưa có bằng lái, ngần này tuổi còn đi học để thi lấy bằng thì ngại. Sau khi bàn bạc và tham khảo ý kiến nhiều người, gia đình quyết định mua một chiếc xe đạp điện sạc pin.
“Xe chạy với vận tốc nhanh vừa đủ với tầm tuổi của tôi, không cần bằng lái, hằng tháng sạc điện cũng rẻ hơn mua xăng. Hàng xóm dùng xe đạp điện khuyên tôi chọn loại sạc pin vì nó nhẹ hơn xe dùng ắc quy”, bà tâm sự.
Chị Yến ở Vĩnh Tuy, Hà Nội, đã dùng phương tiện này hơn 5 năm nay. Sau khi sinh bé thứ 2, chị nghỉ làm ở nhà để nội trợ và chăm sóc gia đình. Để chiếc xe máy cho em gái sử dụng, chị mua một chiếc xe đạp điện để đi lại. “Hợp với nhu cầu sử dụng, không phải chạy theo giá xăng lại bảo vệ môi trường nữa”, chị nói.
Mới đây, chị được cô bạn cùng xóm "mách nước" về chiếc xe đạp điện sạc pin. Trong khi chiếc xe đạp điện cũ của chị có đến 4-6 bình ắc quy khá nặng thì loại xe mới này nhẹ hơn vì chỉ sử dụng một pin trọng lượng 1,8kg. "Tôi tìm đến tận hãng chuyên sản xuất các sản phẩm xe đạp điện, được tư vấn chỉ cần một lần sạc pin là có thể đi đến 60-80 km. Pin nhẹ nên có thể tháo ra và nạp ở bất kỳ chỗ nào có điện", chị Yến cho biết. Chị chia sẻ: "Vừa lúc xe kia dùng lâu nên cũng cũ rồi, tôi bán đi, đầu tư thêm tiền mua xe đạp điện sạc pin”.
Đại diện hãng phân phối xe đạp điện ở 155 Khâm Thiên, Hà Nội, cho biết mốt xe đạp điện rộ lên khoảng 5 năm nay. Đa số người dùng sử dụng xe chạy bằng ắc quy, giá dao động từ 8 triệu đồng đến 13 triệu đồng mỗi chiếc. Tuy nhiên, người dùng loại xe sử dụng bình ắc quy sẽ gặp một vài trở ngại nhất định. Chẳng hạn, bình ắc quy cấu tạo từ chì và axit, trọng lượng khá nặng, một lần sạc, người dùng chỉ đi được 20-35km trong khi đi xe sạc pin thì quãng đường đi được dài hơn.
Đại diện hãng xe đạp điện của HongKong (PEGA) vừa gia nhập thị trường Việt Nam đã tuyên bố ứng dụng thành công pin sạc cho xe đạp điện, giá bán chỉ 9,6-9,8 triệu đồng mỗi chiếc, được bảo hành trong 3 năm. Loại pin mà hãng sử dụng là pin mới trên thị trường khu vực châu Á, cho quãng đường đi xa nhất 60-80km, độ bền lên tới 6-8 năm. Riêng pin được bảo hành 2 năm, một đổi một trong năm đầu tiên.
Ông Đào Ngọc Lân, Phó phòng kỹ thuật của PEGA, doanh nghiệp chuyên sản xuất xe đạp điện cho biết: Khi mua sản phẩm này, ngoài khoanh vùng khả năng tài chính cho phép, người tiêu dùng nên quan tâm đến nhà sản xuất, chế độ bảo hành, vận tốc, trọng lượng, tải trọng, số km đi được sau mỗi lần sạc... Ngoài ra, do sử dụng hằng ngày, hằng tuần nên người sử dụng cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề thuận tiện, linh hoạt khi nạp điện.
Người dùng cần nạp điện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để tăng tuổi thọ cho xe. Tùy loại mà cần sạc hàng ngày (ngay cả khi chưa hết điện) hoặc sạc khi ắc quy/pin đã vơi quá một nửa. Tuy nhiên, với hầu hết các dòng, xe cần sạc ít nhất một tuần một lần dù không đi, không sạc từ máy phát điện và chỉ rút sạc sau khi đã đầy điện để tránh chai pin/ắc quy.
Ông Lân cũng khuyên, khi lên xe người dùng nên kiểm tra lượng điện năng để tránh hết điện giữa đường. đạp bằng chân trước, sau đó mới sử dụng động cơ điện. Xe cần thường xuyên vệ sinh, kiểm tra săm lốp, vành và các bộ phận má phanh, đèn tín hiệu cũng như không tự ý tăng tốc độ, sử dụng tải trọng quá giới hạn cho phép để đảm bảo an toàn.