Gửi
GỌI NGAY
TÌM CỬA HÀNG

Teen nghĩ sao nếu trên đường không có xe máy?

Ngày đăng: 05/09/2015 | Lượt đọc: 1761

Sáng nay chạy xe đạp điện trên con phố Phan Đình Phùng ngợp bóng cây xanh, bất chợt tôi nhớ đến bài báo nói về việc số lượng xe máy tại Việt Nam đã “vỡ kế hoạch” của tận năm 2020 mà lo lắng quá…

Tôi lại nhớ khoảng thời gian đi làm bằng xe máy ở những đoạn đường nổi tiếng ùn tắc ở Hà Nội như Lê Duẩn, Cầu Giấy, Kim Mã. Đường phố kín mít xe máy và gần như không có bóng cây thật kinh khủng... Nó nóng nực, ngột ngạt đến mức tôi ám ảnh và thèm muốn được lang thang trên các con phố có tán cây xanh mướt vô cùng...

Cuối thập niên trước, nhiều người từng bông đùa khi chứng kiến cảnh những tuyến đường tắc nghẽn kéo dài ở Thủ đô Bangkok của nước bạn Thái Lan. Thời đó, chắc ít người Việt có thể tưởng tượng ra cái viễn cảnh xa xôi của nước mình với hàng dài các dòng xe gắn máy từ các nước ùn ùn đổ về Việt Nam.

Giờ đây điều đó đã đến với tốc độ còn nhanh hơn những lời nâng cấp độ cảnh báo, biến nỗi sợ giao thông Việt Nam từ những người nước ngoài tới Việt Nam lan sang kiều bào ta khi về thăm quê hương đất nước và cả chính chúng ta. Giờ đây mỗi khi có việc ra đường chắc hẳn ai cũng ít nhiều hồi hộp, tim đập chân run...

Thủ đô Hà Nội ngày nay so với trước kia thật quá đỗi khác biệt. Nhiệt độ ngày một tăng do lượng khí thải ô nhiễm và tỉ lệ bê tông hóa cao, cây xanh ngày càng ít. Không hiếm gặp hình ảnh Hà Nội tắc đường với bao nhiêu gương mặt là bấy nhiêu tâm trạng cùng nỗi niềm: đường có đó mà chẳng thể đi… Tình trạng đó đã kéo dài suốt từ thời chưa đội mũ bảo hiểm tới nay và chắc vẫn sẽ còn tiếp diễn.

Làm sao có thể sống được trong bối cảnh trên đường chật ních xe máy, khói thải ô nhiễm, âm thanh inh tai nhức óc…

Tưởng tượng ra viễn cảnh một ngày nào đó đường phố nước ta không còn những chiếc xe máy nữa, lúc ấy ô tô sẽ là phương tiện khác gây nên cảnh tắc đường kinh hoàng. Thủ đô Bắc Kinh ở Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Nếu ra đường vào giờ cao điểm, nhiều người có chung nhận xét là “đi bộ nhanh hơn đi xe ô tô”. “Căn bệnh” tắc đường ở đây ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của dân chúng và sự phát triển kinh tế - xã hội.

Ở Bắc Kinh, số lượng xe hơi tăng lên chóng mặt, mọi con đường đều dẫn đến… chỗ tắc đường

Học sinh thường là những đối tượng nằm ngoài viễn cảnh chật chội ùn tắc bởi các em sử dụng xe đạp. Tuy nhiên, một khảo sát gần đây cho thấy những em học sinh đạp xe đi học thường phải tốn thêm 2h mỗi ngày. Đặc biệt là trong thời điểm ôn thi, lịch học dày đặc, việc phải đạp xe liên tục rất mệt mỏi, stress và tiêu tốn thời gian.

Dùng xe đạp thường đi học khiến nhiều em học sinh mất thời gian và công sức hơn

Vậy, nếu xe đạp vẫn chưa phải là phương tiện khả thi trên đường phố, thì con người sẽ di chuyển bằng gì?

Đó sẽ là một loại phương tiện sạch, an toàn, đáp ứng nhu cầu di chuyển của con người, tiện dụng. Theo một nghiên cứu của Pike Research, khu vực châu Á Thái Bình Dương hứa hẹn trở thành thánh địa của xe điện trong tương lai. Với các chương trình kích cầu và hỗ trợ khác của các nước trong khu vực, hàng triệu chiếc xe chạy điện sẽ lăn bánh trên các đường phố ở đây. Hàng triệu điểm sạc pin sẽ được xây dựng, về cơ bản sẽ loại bỏ trở ngại lớn nhất hiện nay đối với việc phổ biến các phương tiện điện.

Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng phát triển xe điện, tuy vậy hầu hết các phương tiện đi lại trên đường phố vẫn là xe máy. Hiện nay, giá xăng cao và vấn đề ô nhiễm không khí nghiêm trọng đang làm khơi dậy nhu cầu về xe điện.

Ở Hà Nội và Sài Gòn, cảnh chen chúc trong các con phố chật hẹp với dày đặc các loại xe máy, ô tô, xe bus, các lái xe đang tìm kiếm một phương tiện thay thế xe máy trong những chuyến đi ngắn. Xe đạp điện là sự lựa chọn sáng suốt.

Học sinh, dân công sở, người lao động được coi là rất nhạy cảm với giá nhiên liệu tăng, đã cân nhắc nhiều hơn đến việc di chuyển bằng xe đạp điện

Công nghệ cao đã phát triển ra những loại xe đạp điện có thể chạy từ 80-90km thay vì chỉ 20-30km vài năm trước đây. Chi phí mua và bảo dưỡng xe đạp điện không đáng là bao, trong khi xe dễ dàng len lỏi trên đường phố, tiết kiệm, lại sạch thân thiện với môi trường. Tất cả điều này giải thích tại sao những chiếc xe đạp điện giờ đây đang trở thành một trong những loại xe bán chạy nhất ở các thành phố lớn, và tràn đầy các con phố từ Hà Nội đến TP.HCM.

Tính trung bình, lượng điện cần để chạy 1.000km bằng xe đạp điện sử dụng pin Lithium – công nghệ FLiP cao cấp chỉ tốn khoảng vài nghìn đồng. Những chiếc xe đạp điện mới nhất có thể đi được gần trăm km mà chỉ với một lần sạc, chúng nhẹ hơn, chỉ khoảng 30-40kg.

Một chiếc xe đạp điện chỉ 36kg, tương đương xe đạp thông thường, sử dụng pin Lithium – công nghệ FLiP tiên tiến nhất đi được tới 90km/sạc mà chỉ tốn 0.65 số điện (tương đương 1.300đ). Về lâu dài, người dùng sẽ tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ.