Tìm hiểu thực tế
Có lẽ, do vóc dáng trung bình của người Việt Nam khá nhỏ, nên chúng ta có cảm giác học sinh cấp 2, 3 còn khá trẻ con, vì vậy bố mẹ các em vẫn đưa đến trường và đón con về sau khi tan giờ làm. Chúng tôi đi thực tế tại các trường cấp 2, 3 tại Hà Nội và TP.HCM thấy giờ vào học và tan trường, tại các cổng trường phụ huynh đứng chờ đón con rất đông. Và cũng có một số không ít các em học sinh đợi bố mẹ đến đón muộn hơn các bạn. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi xe điện ngày càng phổ biến hơn, không để con tự đi xe đạp đến trường như trước vì sợ con so sánh với các bạn khác, nhiều bố mẹ đã chuyển sang đưa đón con thay vì cho con tự đi xe điện đến trường.
Trường THCS Đức Trí, Q1, Tp HCM luôn đông nghịt giờ đưa đón con đi học
Chị Trần Linh (Q1, Tp HCM, ĐT 09761892xx) có con trai học lớp 9, thường ngày chị phải dậy sớm để chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà, và có nhiệm vụ đưa con tới trường, do con học trường Lê Quý Đôn đi đường hay bị tắc nên phải đi rất sớm, chiều hết giờ làm chị phải đến trường đón con về. Chị chia sẻ “Tôi thấy cũng có khá nhiều các bạn trong lớp con tự đi xe điện đến trường. Nhưng tôi lo lắm, không dám cho nó đi, mặc dù con nó cũng đòi tự đi, tôi cũng chưa tính đến lúc nào cho con tự đi”.
Thậm chí... to cao hơn cả mẹ nhưng mẹ vẫn đưa đi, và thường những học sinh để bố mẹ đưa đón đi học ít giao lưu với bạn bè hơn các em khác
Anh Hoàng Lâm (Ba Đình, Hà Nội) cho biết “Con gái tôi học lớp 8, cháu không hề nhỏ mà đã khá cao, đã được 1m56 rồi, nhưng tôi vẫn đưa đón con đi học, vì nó là con gái, đi lại đường xá tôi lo lắm, thôi thì tự mình đưa đón thì đỡ phải nghĩ”
Chúng tôi hỏi một em học sinh tự đi đến trường bằng xe đạp điện, em cho biết “em hay các bạn trong lớp em đều thích tự đi đến trường bằng xe điện, kể cả các bạn vẫn được bố mẹ đón cũng thích như thế. Em thấy như thế chủ động hơn, và cảm thấy mình người lớn hơn (cười)”
Nhiều em chủ động tự đi đến trường bằng xe đạp điện
Xưa – nay khác nhau như thế nào?
Trước đây, học sinh có mức độ chủ động rất cao. Thường thì các em đã được tập đi xe đạp ngay từ khi đi học, đi học gần nhà thì đi bộ, xa 3-4km là có thể tự đạp xe. Lên cấp 2 hoàn toàn là đi xe đạp. Việc để bố mẹ đưa đi học, gần như phù hợp lớp mẫu giáo và thời gian đầu cấp 1.
Trong những năm gần đây, kinh tế phát triển hơn, có lẽ bố mẹ cũng chiều chuộng con cái hơn nhiều, bao bọc con hơn, lo sợ nhiều hơn. Nhiều phụ huynh thì cho rằng, cần để con va chạm với cuộc sống, sẽ có những tình huống xảy ra, nhưng con sẽ mạnh dạn xử lý và trưởng thành hơn, cứng cáp hơn. Nhưng nhiều phụ huynh lại luôn lo lắng, chưa dám để con chủ động, chưa biết cách khuyến khích, hoặc thậm chí là con sợ tự đi và vào hùa với nỗi sợ của con. Hoặc nhiều trường hợp con muốn chủ động mà bố mẹ không cho. Chúng tôi cũng đã chứng kiến những trường hợp, do được bao bọc quá lâu mà khi lên đại học, các em vẫn chỉ dám đi xe đạp, không vượt qua được nỗi sợ khi ngồi lên điều khiển xe điện hay xe máy.
Được – mất chuyện đưa đón con đi học
Cái được là, kiểm soát được việc đi lại; Kiểm soát được giờ giấc của con; An tâm hơn khi di chuyển trên đường vì bố mẹ tự lái.
Cái mất là, mất thời gian rất nhiều cho bố mẹ trong việc đưa – đón, nếu thời gian đó tăng thêm cho bố mẹ sẽ làm thêm được nhiều việc không nhỏ; Công sức cho việc đưa đón này có thể khiến bố mẹ mệt mỏi hơn; Khi bố mẹ có việc thì việc đưa đón con đi học lại trở thành vấn đề lớn cần bàn bạc; Con sẽ không rèn luyện được tính tự lập sớm; Có thể tâm lý không tốt khi con tự so sánh với bạn bè, vì thấy mình “bị” bao bọc quá kỹ; Kỹ năng sống và va chạm tình huống trong cuộc sống có thể chậm hơn các bạn cùng trang lứa; Giao lưu với bạn bè ít hơn cũng khiến tính cách trầm hơn và con sẽ trở nên thiếu linh hoạt hơn. v.v...
Nên cho con chủ động hơn
Có thể nhiều bố mẹ cũng có ý muốn cho con chủ động tự đến trường, nhưng bằng xe đạp. Nhưng những năm gần đây, xe điện đã trở thành phương tiện mới cho học sinh, giúp các em di chuyển đỡ vất vả hơn, mát hơn, nhanh hơn, thì việc để con đi xe đạp sợ con bị so sánh, mà để tự đi bằng xe điện thì k an tâm, nên bố mẹ đã chọn giải pháp đưa đón con tận nơi.
Sẽ có cái được, cái mất trong việc cho con tự đi đến trường. Nhưng được thì ít mà mất thì nhiều. Rất có thể, hành động này của bố mẹ vô tình làm cho con cái trở nên phụ thuộc hơn, hình thành tính cách dựa dẫm, hoặc làm cho con thiếu tự tin yếu đuối hơn.
Chị Lâm Anh (Q2, Tp.HCM) chia sẻ “ở đây người ta coi việc đưa đón con mới là thể hiện sự quan tâm con cái. Tôi không muốn mọi người nghĩ là tôi không quan tâm con”.
Ở các nước phát triển, học sinh được học kỹ năng sống rất nhiều, và quan điểm cá nhân luôn được lắng nghe, được kích thích sự sáng tạo. Thiết nghĩ, bậc phụ huynh nên bỏ qua cái sỹ diện cá nhân, thậm chí cần chủ động khuyến khích con tự lập hơn. Nếu không yên tâm trong việc chọn xe điện nào an toàn cho con đi, cách đơn giản nhất là hãy mua của hãng có thương hiệu lớn, và đã bán ra nhiều, có bảo hành chính hãng dài hạn, như thương hiệu PEGA, hoặc có thể chọn mua thương hiệu hạng 2, cùng lắm hạng 3, chứ không nên mua xe không có thương hiệu, hay xe nhái, thậm chí vẫn có bảo hành tại cửa hàng mua.
Một số liệu khá thú vị của chúng tôi khảo sát học sinh cấp 2, 3 tại Hà Nội và Tp.HCM, cho thấy 60% học sinh lớp 8, 9 ở TP HCM thích tự đi đến trường, 20% sợ tự đi. Tại Hà Nội trên 95% học sinh từ lớp 9 trở lên thích tự đi.
Tham khảo thông tin các sản phẩm xe điện PEGA tại link: http://PEGA.com.vn/san-pham.html