Những năm 70, đất nước còn nghèo, thời ấy phải là một gia đình khá giả mới sở hữu được một chiếc xe đạp. Sở hữu được một chiếc xe đạp rồi, người ta vẫn phải trải qua nhiều giai đoạn và cũng lắm công phu, nào là biển số, nào là giấy tờ chứng nhận sở hữu xe... Thế hệ bây giờ nghe chuyện xe đạp ngày xưa cứ ngỡ như chuyện đùa nhưng đó hoàn toàn là sự thật ghi dấu một thời khốn khó của cả dân tộc. Ở các nước phát triển, xe đạp chủ yếu để đi chơi, đi dạo chứ hiếm khi chở người nhưng ở Hà Nội cũng như các tỉnh, thành khác trên cả nước, xe đạp như chiếc xe tải con hai bánh.
Xe đạp thời xưa được dùng để chở vợ, chở con, đưa đón người yêu và còn chở gạo, củi, dầu hỏa suốt những năm tháng thiếu thốn của dân tộc.
Trong suốt thời bao cấp, phương tiện giao thông cá nhân của người Hà Nội chủ yếu là xe đạp, nhà nghèo cũng phải cố sắm lấy ít nhất là một chiếc. Hình ảnh chiếc xe đạp đơn sơ chầm chậm lăn bánh trên các ngõ phố Hà Nội đã đi vào hội họa, nhiếp ảnh cùng tên tuổi của bao lớp nghệ sĩ nổi tiếng xưa và nay. Xe đạp gắn bó với cuộc sống của bao lớp thế hệ của Hà Nội, không chỉ đơn giản là lịch sử, là ký ức, xe đạp Hà Nội còn là một phần quá khứ của cả dân tộc.
Những năm 70 của thế kỷ trước, sinh viên đi học ở Liên Xô về nước mang theo xe đua hiệu Sputnhic được coi là sành điệu, có một chiếc xe có khi cả phố đổ ra ngắm, xem và trầm trồ. Sang đến những năm 80, người đi xuất khẩu lao động ở các nước Đông Âu gửi về các loại Favorit, Eska (Tiệp Khắc), Mifa (Cộng hòa dân chủ Đức), trong đó xe Mifa màu xanh ngọc được giá hơn cả và là sự lựa chọn của nhiều chị em, được coi là hợp mốt nhất thời kỳ đó.
Gần đây những chiếc xe đạp điện còn tích hợp cả bàn đạp hỗ trợ người dùng muốn đạp xe khi cần thiết.
Rồi thêm xe cũ của Nhật theo cánh thủy thủ tàu viễn dương về Hải Phòng, sau đó tràn lên Hà Nội. Giá xe cho một chiếc xe Nhật mới không dưới 6 chỉ vàng trong khi chỉ với 4 cây vàng đã có thể mua được căn hộ tập thể. So sánh như vậy để thấy được xe đạp là tài sản rất có giá trị trong đời sống của người dân Hà Nội những năm 60 - 80 của thế kỷ trước.
Hiện nay, Hà Nội đã phát triển và thay đổi nhiều, xe đạp được thay thế bằng xe máy, ôtô... Tuy vậy, không ai có thể phủ nhận việc đi xe đạp mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt trong điều kiện giao thông đô thị hiện nay. Song địa giới hành chính của Hà Nội ngày càng mở rộng, quãng đường đi lại của người dân cũng vì thế mà xa hơn. Ngay cả đối với những người "hoài cổ" và yêu thích xe đạp thì việc sử dụng loại phương tiện này làm phương tiện di chuyển cũng không còn là điều phù hợp nữa. Việc chuyển đổi phương tiện đi lại từ xe đạp sang xe máy, ô tô... là điều tất yếu.
Nhiều dòng xe điện còn ứng dụng công nghệ pin Lithium-ion (đơn cử là dòng xe PEGA Zinger Extra), cho phép di chuyển quãng đường lên tới 90km/lần sạc, vô cùng tiện lợi.
Bên cạnh đó, nhiều dòng xe điện còn ứng dụng công nghệ pin Lithium-ion (đơn cử là dòng xe PEGA Zinger Extra), cho phép di chuyển quãng đường lên tới 90km một lần sạc, khá tiện lợi. Trên các con phố của Hà Nội giờ không còn nhiều nữa những bóng chiếc xe đạp đơn sơ chầm chậm từng vòng quay nhưng những ký ức về một thời xe đạp ngập tràn trên các ngõ phố mãi là một ký ức đẹp.Tuy nhiên, gần đây, môi trường sống của người dân thủ đô ngày một xuống cấp, đòi hỏi có một phương tiện mới xanh hơn, thân thiện với môi trường hơn. Xe điện - xe đạp điện là lựa chọn tốt để thay thế cùng lúc cho xe đạp và xe máy. Đây là phương tiện có những tính năng hoàn toàn giống với xe máy và kiểu dáng thanh lịch, gọn nhẹ tương đương xe đạp thông thường.
Theo ione